Thứ Bảy , 9 Tháng Mười Hai 2023

Bật Sáng/Tối

ẩm thựchot

Sài Gòn khác miền Tây những gì – Phần 1 – Giao thông và Ẩm thực

67
Landmark 81
Chỉ định cư Sài Gòn một thời gian ngắn nhưng tôi cũng đã nhận ra rất nhiều điểm khác biệt với quê hương.
———————
Khởi nghiệp Freelancer thành công ngay từ quê nhà, tôi từng nghĩ có lẽ mình sẽ mãi gắn chặt với quê hương Cần Thơ nhưng khi làm online cho một công ty Ecommerce và họ không có ai phát triển thị trường. Ngoài những công việc chuyên môn như hỗ trợ khách hàng, dịch thì tôi bắt buộc phải đi công tác và Sài Gòn là điểm đến thường xuyên. Đi nhiều mở mang nhiều và tôi cũng dần mê Sài Gòn và quyết định dọn nhà lên Sài Gòn bất chấp rất nhiều khó khăn.
 
 
 
Tuy chỉ mới định cư Sài Gòn một thời gian ngắn nhưng tôi cũng nhận ra nhiều cái khác biệt thú vị muốn chia sẻ cho các bạn:

Giao thông

Kẹt xe

Chắc đây là điểm chung của các thành phố lớn, mật độ xe cộ ở HCM rất dày đặc, tôi cũng có đi Hà Nội và thấy cũng có kẹt xe nhưng SG thì kẹt xe ở cái tầm nào rồi. Nhìn chung là ở đây người ta đi xe rất nhanh và rất đông. Giờ cao điểm thì một số trục đường bạn phải đợi 1 cái đèn đỏ 2-3 lượt là bình thường (kể cả xe máy). Nhờ ưu thế chạy nhanh đó nên nếu không kẹt xe thì mọi người chạy rất nhanh.
 
 
Ví dụ một số cung đường kẹt xe cao điểm mà bạn nên né. Ở đây người ta rất vội, có thể vội kiếm tiền, tiết kiệm thời gian chứ ít ai thong dong chạy tàng tàng ngắm cảnh được.
 

Đường một chiều

Ở Cần Thơ nơi tôi sống không hề có đường một chiều, nếu có đường bạn cứ chạy bất kể bạn ở đầu nào. Họa hoằn lắm cũng có vài con đường cấm xe hơi vào một chiều nhưng ở khung giờ khuya thì cũng chạy hai chiều thoải mái.
 
Ở Sài Gòn thì tôi đến xỉu khi vào trung tâm với rất nhiều đường một chiều như Quận 1. Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Mạc Đỉnh Chi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai,… Lần đầu lên Sài Gòn tôi thậm chí còn ko có Google Map và chạy lạc sai rất nhiều may mà công an không sờ gáy. Giờ đây với Googe Maps và kinh nghiệm đi công tác Sài Gòn nhiều lần và để ý khi taxi chạy, tôi đã làm quen và hiểu được các đường một chiều.
 

Mẹo cho các bạn mới:

+ Nếu có đường 1 chiều thì có một đường khác song song nó là chiều ngược lại. Ví dụ Lê Thánh Tôn và Lý Tự Trọng, Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
+ Đèn đỏ ở đây không nói xe máy được phép quẹo phải nhưng tôi thấy ai cũng tự biết mà quẹo, thậm chí quẹo trái tùy theo chiều của đường cắt.
 

Đường xá tốt hơn

Có lẽ do mật độ phương tiện và nhu cầu di chuyển cũng như để giảm thiểu kẹt xe và tăng hiệu quả lưu thông. Sài Gòn có rất nhiều đường dành riêng cho xe hơi, đường cầu vượt, đường chui, hầm, cầu trong trung tâm, vòng xoay. Nếu như trong điều kiện lý tưởng ít xe cộ thì lưu thông bằng xe máy hay xe hơi đều rất tiện.
 

Ẩm thực

Là một người không khó tính trong chuyện ăn uống nên dù biết Sài Gòn sẽ có những nét mới trong ẩm thực nhưng tôi vẫn không khỏi bất ngờ.
 

Đa dạng

Chắc chắn không nói bạn cũng biết Sài Gòn có hơn 12 triệu dân là đô thị phồn hoa, trung tâm kinh tế cả nước nên không lạ khi ẩm thực đa dạng khi rất nhiều vùng miền và cả người nước ngoài đều sinh sống tại SG.
 
 
Nếu ở miền Tây rất khó kiếm một quán ăn miền Trung, miền Bắc hơn cả một quán Hàn, Nhật hay Tây thì ở Sài Gòn chúng ở khắp mọi nơi. Có cả các món ăn từ những nơi ít người biết như đồ ăn Halal (hồi giáo). Ở đây đồ ăn miền Nam hay miền Tây chỉ là một lựa chọn không hề chiếm ưu thế. Muốn tìm món ăn ngon hợp vị, bạn phải google kỹ để biết chính xác quán đó bán theo miền nào chứ không phải cứ bún riêu là sẽ có vị như bạn ăn ở miền Tây. Tuy vậy đó là một điểm mới mà tôi thích vì được thưởng thức thêm nhiều món ăn.
 

Người Sài Gòn ăn nhạt hơn miền Tây

Có lẽ người miền Nam vẫn ăn ngọt như Cần Thơ nơi tôi ăn rất ngọt. Từ đồ ngoài hàng ăn đến bữa cơm trong nhà, tất cả đều ngọt nhẹ tới rất ngọt. Kể cả những món nước như phở thì tương đen, bún thì mắm tôm vẫn pha thêm đường.
 
Lên đây mọi thứ đều có cái vị ngọt thanh, ngọt lợ, nói chung là không ngọt đường hoặc ngọt gắt. Điều này theo tôi là tốt cho sức khỏe vì đường làm ta béo và không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu ăn ngọt thì không thể nêm lại cho không ngọt, còn nếu nhạt thì bạn nêm đường vào vẫn ngọt.
 
 
Phần khác Sài Gòn không chỉ có người miền Nam mà người Tây, người Nhật, người Hàn, người Bắc, người Trung đều tụ hội về đây. Và đặc điểm chung của họ trong ẩm thực là ăn nhạt, chuộng cay mặn nên người miền Tây có thể ăn đồ của họ nhưng họ thì không thể ăn của người miền Tây (đa số).
 
Vẫn có ngoại lệ một số món ăn ngọt như Cơm Tấm Cali rất được người Sài Gòn ưa chuộng nhưng vẫn là hiếm.
 

Thành phần khác biệt của các món ăn cùng tên 

Danh sách món ăn cùng tên nhưng có sự khác biệt về thành phần:
+ Bún riêu, ở Sài Gòn người ta hay để thêm đậu phụ có khi không có chả lụa mà dùng thành phần khác như chả chiên. Ngoài ra còn có canh bún dùng cọng bún khác (ăn tơi không dính, cọng nào ra cọng đó), món này rau thì để rau muống cả cọng không để rau xắt sợi.
+ Phở không ăn tương xay, ít rau hơn, hành nhiều hơn (kiểu nước béo hành trần).
+ Bánh cuốn thì nhiều hơn trong khi miền Tây ăn bánh ướt (không có cuốn nhân thịt nấm bên trong) và dĩ nhiên là không có thịt nướng mà chỉ có chả lụa, chả chiên và nem chua.
+ Bún nem nướng thì khắp mọi nơi nhưng không có bún xào. Và thịt nướng đúng nghĩa miếng thịt nướng lên không có thịt kim tiền (thịt cuốn mỡ).
+ Cơm tấm, không có 100% súp, mua cơm là chỉ có cơm. Miền Tây cơm tấm luôn có súp đi kèm.
+ Bún bò huế rất phổ biến ở sài gòn và họ ăn với mắm ruốc còn miền tây ăn tương xay, tương ớt và tất nhiên nước dùng bún bò cũng không ngọt như miền Tây.
+ Bánh mì, ở đây khó mà tìm được bánh mì xá xíu mà người ta chuộng bánh mì với đủ các loại chả và pate, dăm bông,… Có thể đơn cử ví dụ là bánh mì Huỳnh Hoa. Và bánh mì ở miền tây hay có nước sốt ngọt rưới lên.
+ Xôi mặn, ở sài gòn đa số xôi xéo không xá xíu, không nước sốt, không xá bấu (củ cải muối), không trứng xắt sợi,… Mà thay vào là mỡ hành, hành phi, dăm bông, chả xắt sợi, lót lá chuối, pa tê.
+ Bún đậu, miền tây luôn có bánh tráng để cuốn các thành phần còn Sài Gòn không có bánh tráng. Mắm tôm cũng lỏng hơn để chấm còn miền Tây thì đặc (khô) hơn. Thành phần rau bún đậu ở miền Tây không có ngò gai.
 
Sự khác biệt này đôi khi mang lại nhiều phiền toái vì tôi vẫn nhớ kiểu ăn cũ nhưng có thể thời gian sau này tôi sẽ quen với những thành phần như vậy.

Để lại bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm bài viết theo chủ đề

Tìm bài viết theo chủ đề

Bài viết hay

Bài viết hay

Lừa đảo Upwork

Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên Upwork cho Freelancer

Hiện nay, lừa đảo trên mạng hay còn gọi là lừa đảo...

A new change

Shivablog quay trở lại với giao diện mới

Chào các bạn độc giả của Shivablog, bài viết cuối cùng mình...

Review phim “Tro Tàn Rực Rỡ” – Một miền Tây bi thảm

Trong thời điểm tất bật của Quý 4, tôi vẫn đi tìm...

Freelancer trở thành quản lý

Tôi từ một freelancer trở thành quản lý đội ngũ như thế nào

Quản lý bản thân đã là điều không đơn giản nhưng khi...