Thứ Ba , 28 Tháng Mười Một 2023

Bật Sáng/Tối

kinh tế

Nước giàu và nước nghèo trong cuộc chiến chống COVID-19

36

Làn sóng dịch thứ 4 lại ập đến và Việt Nam đã vỡ trận chứ không thực sự ổn như 3 lần trước. Thật ra nhiều người đã đoán trước tình cảnh này nhưng đến khi dính thì mới hiểu được “phòng bệnh không bằng chữa bệnh”, đặc biệt đối với COVID-19.

Nhìn lại 1 năm qua kể từ khi COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới. Việt Nam đã chống dịch rất tốt và đầu tư rất nhiều công sức tiền của vào những việc sau:

+ Lockdown VN với thế giới, hạn chế du lịch, không mở cửa.

+ Phát triển việc theo dấu như Bluezone
+ Lập các kế hoạch phòng dịch 1000 ca, 5000 hay 10000 ca nhiễm

Theo thời gian, mọi thứ chúng ta đều làm rất tốt. Có cả những chuyến bay thương mại nhưng Việt Nam vẫn không bị vỡ trận, lần gần nhất khi các anh tiếp viên Vietnam Airlines đấu kiếm trong khu cách ly mới tạo nên làn sóng dịch nhưng ta đã dập tắt thành công.

Điều đáng nói là Việt Nam đã ngủ quên trên chiến thắng, quên đi việc phải đẩy nhanh tiến độ mua vaccine và mở cửa như thế nào mà dù có dịch kinh tế vẫn phát triển.

Hậu quả như ngày hôm nay, khi F0 tràn lan, COVID-19 sinh ra biến thể Delta (biến thể thứ 4), lây nhanh và thời gian ủ bệnh lâu hơn thì Việt Nam chính thức vỡ trận.

Chúng ta chống dịch sai ở điểm nào?

Thật ra Việt Nam đã làm rất tốt nhưng chúng ta chỉ lo triệt nhánh chứ không trị gốc rễ của vấn đề. Đầu tiên là vấn đề vaccine, kể cả COVID có ra biến thể nào thì vaccine vẫn phòng được hoặc nếu tái nhiễm thì triệu chứng vẫn nhẹ hơn.

Chúng ta tập trung vào cách ly, phong tỏa, ngừng hoạt động nhưng con người vẫn phải sống, vẫn cần có mua bán, giao thương, làm việc nên F0 vẫn cứ liên tục lây nhiễm. Đó là lý do tại sao làn sóng dịch thứ 4 trở lại. Trong một trận đấu, tấn công là cách phòng thủ tốt nhất, dù bạn phòng thủ tốt đến thế nào nhưng nếu không tấn công thì không sớm thì muộn sẽ thua thôi.

Việt Nam thay vì cố gắng mua vaccine bằng mọi giá thì lại chịu thua trong cuộc chiến vaccine và hãy nhìn các nước phát triển xem. Dù đã bị bùng dịch rất mạnh nhưng với việc mua vaccine và tiêm nhanh. Hiện nay các nước mở cửa kinh tế trở lại đều đã tiêm từ 40-60% dân số, gần đạt đến miễn dịch cộng đồng như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Canada.

Miễn dịch cộng đồng theo mình hiểu nôm na giống như bệnh cảm, có người vẫn bị nhưng họ không lây được vì xung quanh họ toàn là người đã miễn nhiễm (đã tiêm vaccine). Virus không lây lan được nên nó bị suy yếu dần, không tạo ra biến thể mạnh hơn.

Thứ hai, chúng ta quá sợ vỡ trận, với tiềm lực Việt Nam nếu bị bùng dịch như Ấn Độ đúng là thảm họa nhưng chúng ta do thiếu kinh nghiệm nên chưa dám thử nghiệm những hình thức mở cửa sản xuất và vẫn có thể trị bệnh COVID một cách hữu hiệu.

Ở Nhật, ví dụ có một ca nhiễm COVID ở một nhà máy, họ sẽ cách ly cả nhà máy đó 7 ngày để coi có bất kỳ triệu chứng nào không, sau đó cả nhà máy sẽ đi làm trở lại bình thường. Người bị nhiễm thì được cho thuốc về nhà uống và tự khỏi vì họ đánh giá các mức độ nhiễm nặng nhẹ mà có biện pháp chữa trị phù hợp chứ không phải lúc nào cũng cần máy thở, cách ly tập trung 24/7,…

Vậy giờ Việt Nam nên làm gì 

Mình luôn nghĩ rằng có thể ta không chết vì nhiễm COVID nhưng chết vì đói là có thể. Sau 1 tháng cách ly riêng Sài Gòn, nền kinh tế đã kiệt quệ rất nhiều. Nếu bạn không biết thì HCM là tỉnh thành đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam (27% cho tổng GDP cả nước), HCM bị dịch COVID thì nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Chính vì thế, lúc này cả nước Việt Nam phải chống dịch như chống giặc:

+ Dồn hết nhân lực vật lực cho HCM để dập dịch thật nhanh chóng
+ Thúc đẩy tiến độ mua vaccine càng nhanh càng tốt, chấp nhận những rủi ro khi tiêm vaccine như tử vong, tái nhiễm mà phải cố gắng đạt miễn dịch cộng đồng càng nhanh càng tốt.
+ Tiến hành thí điểm chữa bệnh COVID vẫn đảm bảo sản xuất, giáo dục, du lịch, giải trí
+ Học tập các nước lớn cách họ đối phó với COVID một cách vừa an toàn vừa hiệu quả.

Là một người Việt Nam, mình rất buồn khi COVID làm tan thương cả một quốc gia không thua gì chiến tranh nhưng cứ tiếp tục hành động đối phó ngắn hạn và thiếu tầm nhìn dài hạn thì Việt Nam sẽ rất khó trở lại như trước đây.

Để lại bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm bài viết theo chủ đề

Tìm bài viết theo chủ đề

Bài viết hay

Liên hệ

Email
Facebook