Hơn 8 năm làm Freelancer trên Upwork, mình đã gặp hàng nghìn khách hàng. Tại sao có con số này? Vì có nhiều khách hàng đăng việc, mình đặt giá và họ liên hệ mình nhưng không giao việc thành công (cả họ lẫn mình). Bằng việc tiếp xúc và nói chuyện với nhiều khách hàng, mình rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách để nhận ra những khách hàng không thơm khi làm Freelancer. Nếu gặp thì bạn nên cân nhắc tránh nhé:
Khách hàng đến từ các quốc gia “có tiếng”
Thật ra nếu chỉ nói về thù lao thấp thì có rất nhiều quốc gia nhưng Ấn Độ, Pakistan hay Estonia là một trong các quốc gia mình né đầu tiên mà không cần đọc JD (mô tả công việc). Hai quốc gia này có vẻ rất giỏi bóc lột trên mạng hay vì nền kinh tế cạnh tranh nên họ sẵn sàng làm việc với mức giá rất rẻ và khi đi thuê người làm họ cũng áp dụng giá y chang như vậy.
Ấn Độ thù lao các bạn không thể dùng từ rẻ mà phải dùng từ bóc lột mới chính xác vì giỏi lắm thì 1 khách hàng đó chỉ trả ở mức trung bình. Còn không thì họ sẽ trả một mức giá mà có cảm giác như họ muốn lời nhất có thể. Giống như bạn thả đại 1 cần câu không có mồi xuống nước và mong một con cá nào đó đủ ngu để đớp vậy.
Sau các nước hồi giáo, thì sẽ tới các nước Châu Á như Trung Quốc hay Đông Nam Á. Có thể do nền kinh tế không phát triển như Phương Tây nên giá cũng rất kém. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy.
Tất nhiên đó là mình đã làm việc với nhóm khách hàng trả cao đến từ Châu Âu và Châu Mỹ chứ thật ra nhóm Châu Á vẫn khá tốt cho các bạn Freelancer.
Khách hàng muốn thuê bạn như một nhân viên văn phòng
Có một lần mình trúng một dự án làm lâu dài, họ trả lương theo tháng và làm 5/7 ngày. Mình cũng thích các công việc ổn định nhưng sau khi thử việc một tuần đầu, mình cảm thấy việc này là quá sức mình. Mình mất 7-8 tiếng để hoàn thành công việc mỗi ngày, đó là chưa kể nếu có vấn đề gì thì phải mất thêm 1-2 giờ để fix. Không chỉ như vậy, sau khi làm 7-8 tiếng, họ còn có một bộ phận kiểm tra lỗi và bắt từng lỗi nhỏ trong việc mình làm. Thú thật lúc đó mình không còn để ý đến thù lao nữa mà cảm thấy cực kỳ áp lực và có thể nói là khó thở. Sau khi làm 2 tuần, mình xin nghỉ.
Các bạn nên hiểu là Freelancer làm việc tự do là hướng đến sự chủ động của người làm thuê không phải chủ. Dù thù lao thế nào mà công việc áp lực thì sớm muộn người ta cũng bỏ. Ví dụ với những việc có thể hoàn thành trong 5 phút, Freelancer có thể mất 1-2 giờ, không phải họ làm lâu như vậy mà vì họ không thể liên tục có mặt khi khách hàng giao việc được. Ví dụ Freelancer đang ở ngoài đường, đang làm gì đó… Họ cần thời gian để lên máy làm việc. Nếu như khách hàng mà muốn thuê Freelancer như thuê một nhân viên thì có vẻ họ đòi hỏi hơi quá rồi đó, giá rẻ mà trực chiến liên tục thì loại khách hàng này nên tránh xa trừ khi họ dám trả mạnh để bạn làm như vậy.
Khách hàng thích thanh toán sau
Kinh nghiệm buồn nhất khi làm Freelancer của mình không phải là bị các công ty hay khách hàng từ chối hay cho nghỉ việc mà là bị quịt tiền. Tổng cộng mình bị quịt khoảng 3 lần, và cả 3 đều có một tuyệt chiêu “mày làm trước rồi tao thanh toán sau được không?”. Đáng lẽ mình nên kêu khách fund vào Escrow nhưng lúc đó còn khờ nên cứ nghĩ khách nào cũng tốt. Cuối cùng bị quịt tiền tận 2-3 lần.
Đó là mấy năm đầu, sau này nhiều năm mình chả bao giờ bị quịt cả, đơn giản vì nếu khách không fund trước thì ít nhất họ phải hợp tác thành công với mình 1-2 lần. Hiện tại mình có nhiều khách hàng thanh toán sau, ví dụ họ giao dự án nhiều lần trong tháng. Cuối tháng mình gom order rồi gửi invoice cho họ thanh toán. Không vấn đề gì vì họ đã thanh toán tốt rất nhiều lần rồi.
Tóm lại một khách hàng tốt sẽ không bao giờ thanh toán sau hoặc ít nhất họ sẽ bỏ tiền vào Escrow trước cho bạn. Nếu kể cả họ uy tín không bỏ vào Escrow mà vẫn thanh toán cho bạn thì đây là loại khách hàng keo kiệt, làm lâu dài cũng không tốt.
Khách hàng chém gió
Một lần gặp một vị khách khi mình đọc thấy công việc phù hợp liền đặt giá, họ liên hệ rất nhanh và nói rất nhiều về dự án mà họ đang triển khai sẽ xây dựng nên một thương hiệu lớn và mang lại rất nhiều lợi nhuận. Nếu mình hợp tác với họ thì sẽ phát triển được sự nghiệp, tạo được dấu ấn, học hỏi nhiều thứ,.. Mình ban đầu nghe cũng rất thuyết phục và tin rằng khách hàng này dám nghĩ lớn như vậy sẽ chi đẹp. Mình đặt một mức giá cũng vừa phải, không quá hời với mình. Thế mà khách đó lại bắt đầu tao thuê thằng khác giá chỉ có 1/3 mày, tại sao mày lại tính tiền cái này,… Sau đó mình im lặng và không nói chuyện với khách đó nữa.
Thường các khách hàng họ sẽ không chỉ sẻ quá nhiều về công ty của họ nếu vị trí của bạn chưa đủ tầm. Họ sẽ chỉ thuê và muốn bạn làm tốt công việc của mình, còn khi một người thuê nói quá nhiều về cty thì có khả năng đây là một quản lý còn non kinh nghiệm. Và việc chém gió thường lại tính toán nhiều hơn cả. Tốt nhất nên tránh xa nhé.
Khách hàng đòi hỏi sự hoàn hảo
Cái này chắc nhiều bạn đã gặp rồi, có những khách hàng khi bạn nộp sản phẩm rồi, họ muốn bạn hoàn thiện nó và họ vạch lá tìm sâu cho đến khi sản phẩm hoàn hảo thì thôi. Nhưng điều quan trọng đó là họ có sẵn sàng trả một cái giá tương xứng không? Câu trả lời thường là không. Mình từng gặp một khách Mỹ, có vẻ một công ty lớn và muốn sản phẩm hoàn thiện ở mức tối đa. Không lỗi. Thật ra không phải lỗi của họ vì họ trả giá nhưng mình không biết họ muốn sản phẩm hoàn hảo nên mình chỉ ra một mức giá trung bình. Cuối cùng mình đã quyết định bỏ dự án đó, bất chấp đã làm hầu hết và chỉ còn lỗi.
Bạn cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi vào dự án, một số khách hàng rất đơn giản nhưng nhiều khách hảng rất kỹ tính và họ thường không quan tâm bạn đang đòi hỏi thù lao cao hay thấp, họ chỉ biết là họ phải đạt đước sản phẩm như ý.
Để lại bình luận