Thứ Bảy , 9 Tháng Mười Hai 2023

Bật Sáng/Tối

freelancerkinh nghiệm sống

Kinh nghiệm Freelancer – Cách tìm & đánh giá công việc phù hợp

46
Freelancer
Trong thế giới Internet rộng lớn, có hàng nghìn trang web môi giới công việc trực tuyến, tiêu biểu như upwork hay freelancer.com. Mỗi ngày, có hàng nghìn công việc được
đăng tải trên đó, vậy làm sao để bạn tìm được công việc phù hợp với mình nhất, đảm bảo khả năng được khách hàng chọn và hoàn tất dự án của họ một cách tốt nhất. Hãy đọc qua một số kinh nghiệm dưới đây do mình đúc kết trong 5 năm làm freelancer nhé:

Sử dụng từ khóa hợp lý

Tương tự như khi bạn tìm kiếm thông tin cần thiết trên Google, yếu tố từ khóa đóng vai trò quan trọng nhất. Sử dụng từ khóa đúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng
kể, không riêng các trang công việc mà nếu biết dùng đúng từ khóa, bạn có thể tìm được việc với chỉ Google.
 
Từ khóa chính là cánh cửa tìm công việc tốt nhất
Từ khóa chính là cánh cửa tìm công việc tốt nhất

 

 
Giả sử bạn là một freelancer chuyên thiết kế web bằng WordPress, nếu chỉ đơn thuần dùng WordPress job thì bạn sẽ nhận được toàn các công việc full-time. Hãy thử
“Wordpress freelancer job”, kết quả sẽ bắt đầu khả thi hơn khi nó đưa bạn thẳng đến các trang freelancer với toàn những công việc liên quan đến WordPress.
 
Nhưng hãy tạm bỏ qua những trang đầu mà chịu khó đọc đến cuối trang kết quả thứ nhất, bạn sẽ thấy những trang chuyên về WordPress job. Những trang này thật ra là chuyên dụng hơn nhưng vì nó không phổ biến và nổi tiếng như các trang top đầu như freelancer.com hay upwork. Một tiệm bán đồ điện tử nhỏ có khi tiện lợi hơn một cửa
hàng điện máy lớn đấy, đừng bỏ qua bất kỳ kết quả nào nhé.
 
Mình không thể tư vấn hết các từ khóa vì đây là bí mật nghề nghiệp mà chỉ có một ví dụ ở trên để các bạn hiểu thêm. Hoặc bạn hãy thử “where to find tên_công_việc freelancer job” lên google xem. Khá hữu ích đấy.
 

Đánh giá hồ sơ khách hàng

Có lẽ đây không phải là yếu tố quá quan trọng nhưng thật ra có nhiều yếu tố đến từ khách hàng mà bạn có thể biết công việc này có thể phù hợp với bạn không.
 
 
Quốc gia:
Như đã đề cập ở một bài khác, khách hàng ở mỗi khu vực có những phong cách làm việc và tuyển dụng freelancer khác nhau.
 

+ Ấn độ

ưu tiên rẻ, bạn khó có thể tìm được một khách hàng Ấn độ sẵn sàng chi trả cao. Pakistan cũng tương tự, vì ở những nơi này, kinh tế không vượt trội so với Việt
Nam và sức cạnh tranh lớn nên họ trả rất thấp. 

+ Châu Âu


trái với Mỹ, châu âu họ là khu vực tuyển freelancer sôi động nhưng yêu cầu thấp, thường làm việc với nhóm này rất khỏe vì thù lao tốt và công việc không quá khắt khe. Đời sống châu âu cao như Cộng Hòa Séc, Đan Mạch, Nauy, Anh, Pháp. 

+ Châu Mỹ

Chính xác là Mỹ, nơi có nhiều freelancer tài năng nhất thế giới. Mỹ có nền kinh tế hàng đầu thế giới không vì những mưu mô hay chính trị, thật sự họ rất giỏi. Hãy xem các tỷ phú đến từ Mỹ như Bill Gates, Mark thì rõ ngay. Mình từng làm việc với 1 khách hàng Mỹ và họ có nói nhiều về QA (Quality Assurance), gần như là perfect, không
lỗi. Do đó, khác hàng khu vực này sẵn sàng trả bạn rất cao nhưng bù lại, bạn khó mà có thể làm qua loa hay là qua mặt được họ. Nếu muốn lâu dài với freelancer, hãy chinh phục khách hàng Mỹ.
 

+ Châu Á:


Có 3 nhóm khu vực chính ở châu Á, gồm gần Việt nam như Singapore, Thái Lan, Malaysia. Trả thấp, vì họ quá rõ về Việt Nam, nước gần như nghèo nhất khu vực. Không bèo như Ấn độ nhưng tóm lại không khá hơn bao nhiêu ngoài Singapore. Nhật, Hàn Quốc trả thù lao không cao nhưng công việc có thể tùy lĩnh vực mà nhẹ hay nặng.
Mình từng làm với một vài khách hàng Nhật và ấn tượng khá tốt, họ rất chuyên nghiệp và giữ chữ tín. Bạn hoàn thành tốt thì họ trả tiền ngay, không lằng nhằng. Khu vực còn lại là Trung Quốc, mình không có nhiều kinh nghiệm với họ ngoài 1 lần bị quịt tiền.

 
Có rất nhiều loại khách hàng và bạn nên check kỹ trước khi nhận việc.
Có rất nhiều loại khách hàng và bạn nên check kỹ trước khi nhận việc.
 
 
Lịch sử thuê: Nếu có thể, càng nhiều thông tin về khách hàng cũng có thể phần nào gợi ý cho bạn về công việc họ sẽ thuê. Ví dụ khách hàng đó có xu hướng thuê giá rẻ, đòi hỏi cao nơi contractor hoặc là người khó tính, dễ feedback thấp hoặc không thích trả tiền. Bạn có thể đọc các phản hồi từ các freelancer qua lịch sử làm việc với khách hàng này. Thường khách hàng có nhiều feedback tốt, dễ tính, bỏ nhiều tiền thuê freelancer thì rất đáng để hợp tác đấy.
 

Thù lao, khả năng hoàn thành công việc và deadline

Sau khi tìm được danh sách công việc, tất nhiên bạn phải biết lọc ra những việc nào phù hợp. Trước tiên hãy ưu tiên xét các tiêu chí theo thứ tự sau: (1 là cao nhất)
 
36 giờ làm việc mỗi tuần
Trung bình freelancer dành 36 giờ làm việc mỗi tuần
 

Tiêu chí 1 – Bạn có làm được việc này không

Dù thù lao có cao như thế nào, khách hàng dễ tính đến đâu, nếu bạn làm không được thì đừng cố. Trừ khi bạn biết rõ ai đó có thể giúp bạn hoàn thành nó. Các freelancer mới vào nghề thường rất thích bid mà chưa tìm hiểu rõ về công việc. Ví dụ, khách hàng kêu sửa lỗi một trang web của họ, bạn hăm hở vào bid mà không biết lỗi đó
là lỗi gì, trang web đó sử dụng ngôn ngữ gì. 
Một khi thất  bại với dự án, bạn và khách hàng đều mất thời gian, họ có thể để feedback kém cho bạn khiến hồ sơ bạn kém đi.
 
 

Tiêu chí 2 – Thù lao

Sau khi nhắm làm được công việc hay dự án đó hãy xem thù lao, ngân sách (budget) mà khách hàng trả cho dự án đó là bao nhiêu. Tất nhiên, càng cao thì càng tốt nhưng nếu thấp thì hãy cân nhắc, bạn có thể biết mình nên nhận dự án đó hay không khi trả lời các câu hỏi sau:

– Với thù lao như vậy và công sức mình sẽ bỏ ra để hoàn thành dự án có tương xứng không? Ví dụ bạn mất 3 ngày để làm và được 30$ thì có đáng không? Mình không nêu cụ thể trường hợp vì mỗi freelancer, mỗi lĩnh vực sẽ trả lời câu hỏi này khác nhau.


– Mình cần công việc này đến mức nào với thù lao đó? Không phải ai bid dự án cũng vì tiền, có những bạn mới vào nghề, kinh nghiệm là quan trọng nhất hoặc có thể họ chỉ muốn học hỏi thêm chứ không nghĩ nhiều về thù lao. Tất nhiên chẳng ai bỏ công ra làm nhưng cuối cùng chỉ nhận được vài đồng xu lẻ.


– Liệu thù lao đó có làm giảm giá trị công sức mình bỏ ra cho công việc không? Đây là kinh nghiệm riêng của mình. Mình từng tham gia không ít dự án mà vì thù lao thấp hoặc là không tương xứng mà mình đã bỏ công sức ít hơn khi làm việc. Đôi khi, việc này rất có hại vì nếu khách hàng thấy rõ chất lượng sản phẩm không tốt, họ sẽ cho bạn feedback kém. Như vậy bạn có thù lao nhưng mất đi một hồ sơ đẹp. Ngoài ra, bạn có thể tạo một thói quen làm không hết mình. Lâu dài hoàn toàn hại nhiều hơn lợi.

 
 
Đừng để thù lao ảnh hưởng đến chất lượng công việc nhiều
Đừng để thù lao ảnh hưởng đến chất lượng công việc nhiều
 

Tiêu chí 3 – Deadline (thời hạn hoàn thành công việc)

Dù bạn làm được và thù lao có cao thế nào đi nữa nhưng deadline vẫn nên được xem xét khi bid dự án. Freelancer cũng là người, không ai có 24 giờ rãnh để tập trung toàn tâm cho mọi công việc. Có thể là bận bịu từ gia đình, xã hội, học tập hoặc các dự án khác. Như mình đôi khi nhận một lúc 3-4 dự án nhưng khách hàng vẫn cứ đưa
ra những offer cực kỳ hấp dẫn hoặc mình thấy trên Upwork những công việc siêu ngon. Theo kinh nghiệm của mình thì mình sẽ xin khách dời deadline để mình có thể hoàn thành tốt nó. Mặc dù khách có thể cần sản phẩm trong 1 tuần nhưng 2 tuần vẫn không có vấn đề gì.
 
Nhưng nếu bạn thật sự không thể hoàn thành công việc theo deadline đó thì đừng cố nhé. Trễ deadline đồng nghĩa việc không hoàn thành tốt công việc.
Trên là 3 kinh nghiệm quan trọng, hy vọng các bạn có thêm kiến thức để tìm được những dự án phù hợp cho mình và thành công với nghề Freelancer nhé.

4 Bình luận

  • Chào bạn,

    Không rõ ý bạn hỏi mấy tháng đầu của giai đoạn nào, lúc mới biết đến freelancer hay lúc bắt đầu làm chuyên. Nhưng trong gần 2 năm đầu, mình làm rất ít vì công việc không nhiều và học hỏi là chính. Sau 2 năm mới bắt đầu làm chuyên nghiệp một ngày > 4 tiếng.

    Thường thời gian làm do dự án quyết định, ví dụ nghiên cứu thị trường có thể một ngày 2-3 tiếng.

    Bạn không nên quan trọng thời gian vì năng lực mỗi freelancer khác nhau. Thời gian làm còn tùy thuộc vào kỹ năng vi tính và cách sắp xếp thời gian nữa. Hãy tập trung vào số lượng dự án và chất lượng dự án nhận được.

  • Dạ vâng, chuyên môn của em là công nghệ thông tin.
    Sang tháng 5 em sẽ thử sức với công việc kiểu freelance, anh có lời khuyên hay tư vấn gì cho em trong khoảng thời gian từ giờ đến lúc đó không ạ?

  • Một số lời khuyên cho bạn:
    1. Đọc hết các bài viết trên blog của mình, sẽ giúp ích bạn nhiều đấy
    2. Vạn sự khởi đầu nan
    3. Học hỏi, cầu tiến, dồn toàn lực vào sẽ sớm thấy thành quả.
    4. Tìm một công việc chính trong thời gian đầu khởi nghiệp Freelancer. Khi chắc ắn và đủ đam mê hãy bỏ công việc đó để theo freelancer, nếu kết hợp được thì tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm bài viết theo chủ đề

Tìm bài viết theo chủ đề

Bài viết hay

Bài viết hay

Lừa đảo Upwork

Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên Upwork cho Freelancer

Hiện nay, lừa đảo trên mạng hay còn gọi là lừa đảo...

Cập nhật Tỷ giá Payoneer, Paypal, Bank hôm nay

Chỉ trong vài tháng, Tỷ giá USD và VND đã có những...

Rút tiền Upwork về bank hay Paypal lời hơn

Nên rút tiền từ Upwork về Paypal hay Bank Ngân Hàng?

Sau một thời gian giảm mạnh thì nay tỷ giá Paypal đã...

Freelancer trở thành quản lý

Tôi từ một freelancer trở thành quản lý đội ngũ như thế nào

Quản lý bản thân đã là điều không đơn giản nhưng khi...

Liên hệ

Email
Facebook