Thứ Ba , 28 Tháng Mười Một 2023

Bật Sáng/Tối

thành công

Góc nhìn Freelancer: Tại sao sinh viên Việt Nam thất nghiệp

58
Thống kê năm 2015, mỗi năm có khoảng 1 triệu người thất nghiệp thì gần 1/5 trong số đó có trình độ Đại Học và Thạc Sĩ. Trong khi với nhóm học Cao Đẳng & Trung cấp thì chỉ = ½ số đó. 
Từ bạn bè mình theo thống kê đa số đều cố gắng vào Nhà nước, người vào công an, bộ đội, người làm Ủy Ban, người vào bệnh viện công,… Nhà nước là chính vì hầu hết họ không vào tư nhân nổi, nếu vào nổi thì công việc không tốt và sớm rời bỏ vì chịu áp lực không nổi.
 
Từ lúc trước khi bắt đầu làm nghề này, mình đã nghiên cứu nhiều về vấn đề tại sao đa số sinh viên Việt Nam thất nghiệp sau khi ra trường. Và trong thời gian học Đại Học, mình cũng đã được trải nghiệm mọi thứ, nhìn bạn bè của mình phát triển sự nghiệp như thế nào. Mình xin liệt kê một số lý do và thông tin để các bạn hiểu rõ hơn.

Quan niệm sai lầm về cách có công việc tốt

Từ nhưng năm học phổ thông cho đến năm 2 đại học, hầu như đa số sinh viên đều tập trung nghĩ có BẰNG ĐẠI HỌC loại Khá, Giỏi là có công việc tốt. Nghe qua thì có lý vì để tốt nghiệp loại khá giỏi thì bạn cũng phải có cái gì đó. Nhưng thực tế, sinh viên tập trung vào tốt nghiệp như học thật tốt các môn không liên quan để kéo điểm, cố gắng học trâu học bò.
 
 
Thật ra chương trình học đại học của Việt Nam hoàn toàn lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Giống như việc bạn cố gắng giỏi đạp xe đạp nhưng người ta lại yêu cầu bạn chạy xe máy khi đi làm. Về cơ bản thì xe đạp cũng giống xe máy nhưng chắc chắn là bạn còn phải học nhiều. Và cũng chẳng mấy ai dám thuê một người chạy xe đạp để chở hàng bằng xe máy cả.

Không nghiên cứu trực tiếp về CÔNG VIỆC TỐT

Như điều 1 ở trên, sinh viên VN chỉ tập trung sao cho có bằng này bằng kia mà quên rằng khi một nhà tuyển dụng cung cấp một công việc tốt (lương cao, môi trường làm việc tốt) thì họ cần gì ở người làm. Sinh viên VN hoàn toàn không nghiên cứu điều đó. Thậm chí nhiều bạn đến khi ra trường mới lật đật đi lên mạng tìm việc, coi các yêu cầu rồi mới bỡ ngỡ nào là 1 năm kinh nghiệm, kỹ năng vi tính hay giao tiếp tốt. Những thứ quá xa xỉ với sinh viên.
 
 
Ở các trường đại học nước ngoài, ngoài chương trình giáo dục tốt đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thì sinh viên rất năng động với các câu lạc bộ hay phòng hỗ trợ việc làm của trường. Nên chỉ mới học năm thứ 3 mà các sinh viên đã được tham gia phỏng vấn bởi những công ty hàng đầu của nước hay thế giới. Do đó trong 2 năm cuối học, họ đã có gần như đầy đủ các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng diễn thuyết, viết CV, trả lời phỏng vấn và deal mức lương đẹp với các công ty đó.

Tư tưởng ra trường mới tính

Ngay khi bước chân vào giảng trường đại học, chắc chắn bạn tân sinh viên nào cũng mong khi ra trường sẽ làm công việc tốt. Nhưng sau 4 năm học, bị cuốn vào ăn chơi, học lấy bằng và chuyện tình yêu mà gần như tất cả quên rằng, chính những lúc học ở Đại Học là lúc năng lực học hỏi của sinh viên đạt ở mức tốt nhất. Tức là lúc đó, nếu
phải học Tiếng Anh hay bất kỳ kỹ năng nào khác thì đó là lúc tốt nhất.
 
 
Ngoài ra, thống kê từ các bạn sinh viên ra trường lương cao việc làm tốt thì họ đã bắt đầu làm việc liên quan từ năm 2, năm 3 đại học. Ví dụ nếu bạn học sư phạm thì dạy
thêm; học công nghệ thông tin thì lập trình phần mềm, trang web; học ngoại ngữ thì phải gặp gỡ người nước ngoài để rèn luyện; học báo chí thì phải viết báo,…

Học Đại Học thì không làm công việc thấp

Thật ra nếu nói về công việc thì xã hội này có biết bao nhiêu việc, vấn đề chỉ là nó được  xã hội nhìn nhận thế nào. Nhiều bạn học ĐH xong ra không dám đi làm phục vụ,
không làm thu ngân,…
Trong khi để lên vị trí quản lý thì bạn bắt buộc phải đi từ vị trí thấp và không quan trọng khởi đầu bạn thấp thế nào. Tỷ phú nhiều người còn khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng mà. Nhưng tâm lý sĩ diện của người Việt nên họ không dám làm. Người ta có thể cười bạn hôm nay nhưng ngày sau thì sao? Hay bạn muốn ở nhà suốt đời rồi 5 năm sau khi gặp lại bạn bè cũng chỉ là một nhân viên văn phòng quèn?

Thiếu quan hệ

Mặc dù năng lực là yếu tố quan trọng nhưng nếu không có quan hệ tốt, rất khó để tìm ra công việc tốt. Hầu hết các công việc tốt lương cao sẽ không tuyển dụng công khai, còn nếu công khai thì cực kỳ khó để bạn đậu vì sẽ có hàng trăm ứng viên tài năng tham dự.
 
Ngay từ khi còn học ở trường, sinh viên nên mở rộng quan hệ, tham dự giao lưu nhiều câu lạc bộ, sự kiện, tích cực làm thêm và học hỏi từ những anh/chị đi trước.

2 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm bài viết theo chủ đề

Tìm bài viết theo chủ đề

Bài viết hay

Bài viết hay

Freelancer trở thành quản lý

Tôi từ một freelancer trở thành quản lý đội ngũ như thế nào

Quản lý bản thân đã là điều không đơn giản nhưng khi...

3 bí quyết thành công trong thời buổi 4.0

Để thành công có rất nhiều cách nhưng quan trọng là mỗi...

Nên chọn công việc kiếm tiền hay theo đuổi đam mê ở tuổi 30?

Đến 30 tuổi tôi lại có những suy nghĩ khác về mục...

Tóm gọn hành trình 10 năm với Freelancer của tôi

Tôi chính thức mở tài khoản Upwork vào năm 2010, đến nay...

Liên hệ

Email
Facebook